Màng lọc RO là gì? lịch sử phát triển công nghệ màng lọc RO
Màng lọc nước RO là gì?
Công nghệ lọc nước tinh khiết RO sử dụng trong sinh hoạt dân dụng và trong sản xuất công nghiệp hiện nay trở lên phổ biến bởi ưu điểm vượt trội của công nghệ. Công nghệ lọc nước tinh khiết RO cho phép hệ thống lọc xử lý các nguồn nước tự nhiên thông thường ( nước mưa, nước ngầm, nước sông, nước suối, nước biển… ) thành nước tinh khiết hoặc siêu tinh khiết bằng cơ chế loại bỏ hầu như hoàn toàn tạp chất trong nước bằng màng lọc RO và cơ chế thẩm thấu ngược. Màng lọc RO có thể coi là thiết bị thiết yếu để tạo lên công nghệ lọc nước tinh khiết RO. Vậy:
- Màng RO là gì?
Màng lọc RO viết tắt từ hai chữ Reverse Osmosis (thẩm thấu ngược). Để có màng lọc RO sử dụng trong máy lọc nước gia đình và công nghiệp hiện nay, màng lọc RO trải qua lịch sử phát triển từ việc phát hiện ra hiện tượng thẩm thấu ngược tới màng lọc áp lực thấp. Dưới dây là sơ lược lịch sử quá trình
- Năm 1748 thẩm thấu qua màng bán thẩm được quan sát lần đầu tiên vào năm 1748 bởi Jean-Antoine Nollet ( nhà khoa học người Pháp). Trong các thí nghiệm của mình, Nollet đã sử dụng bàng quang lợn làm màng lọc, thí nghiệm cho thấy các phân tử hòa tan trong nước có nồng độ thấp có thể đi xuyên qua thành bàng quang thành nồng độ chất tan cao hơn. Do đó, ông trở thành người đầu tiên chứng minh quá trình dung môi có thể đi qua qua màng bán thấm ngược với quá trình thẩm thấu trong tự nhiên.
- Năm 1861 Graham. Đầu tiên ông quan sát nguyên lý thẩm thấu.
- Năm 1903 Morse và Pierce. Họ sử dụng các điện cực và màng bán thẩm để lọc tách các chất hòa tan một cách nhanh chóng..
- Năm 1906 Bechold. Đầu tiên tạo ra một màng lọc siêu nhỏ với kích thước 0,01 micron.
- Năm 1913, Abel cùng cộng sự của mình là Rowntree và Turner làm việc tại phòng thí nghiệm dược phẩm đã đề xuất ý tưởng về quá trình lọc máu nhân tạo sử dụng màng bán thẩm. Đây là quá trình sơ khai hình thành khái niệm chạy lọc thận nhân tạo đầu tiên trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển cải tiến màng bán thẩm
- Năm 1943 Willem Kolff. Hoàn thành ý tưởng về quá trình thận nhân tạo. Bác sĩ Willem Kolff được coi là cha đẻ của chạy thận nhân tạo. Bác sĩ trẻ người Hà Lan này đã chế tạo máy lọc máu đầu tiên (thận nhân tạo) vào năm 1943. Ý nghĩa việc ứng dụng chạy thận nhân tạo góp phần giải quyết nhiều pha cấp cứu và góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ màng lọc.
- Năm 1950, Tiến sĩ S Sourirajan. Phát minh ra một màng thẩm thấu sinh học nhân tạo. Cơ sở của thẩm thấu ngược.
- Năm 1953 Reid. Bắt đầu nghiên cứu thẩm thấu ngược.
- Năm 1959 UCLA. Phát triển thẩm thấu ngược ở California.
- Năm 1960 Loeb & Sourirajan. Tạo màng thẩm thấu ngược axit axetic đầu tiên. Nó có thông lượng nước cao với loại bỏ được muối hòa tan trong nước.
- Nhà máy RO đầu tiên sản xuất 22 m3 mỗi ngày vào năm 1965.
- Đến năm 1970 sản xuất màng thương mại bắt đầu phát triển mạnh. Thương hiệu màng lọc RO Filmtec bắt đầu đi vào hoạt động - bây giờ là tên thương hiệu Dow Filmtec xuất hiện trên toàn thế giới. Ban đầu các màng bán thẩm RO này được sử dụng trong quân sự, vũ trụ, nghiên cứu… như: tàu ngầm và tàu vũ trụ đã có một cách khử muối và tái chế nước hiệu quả. Tàu ngầm có thể lọc nước biển thành nước ngọt tinh khiết. NASA Mỹ là người đầu tiên sử dụng RO. để phục hồi và làm sạch nước tiểu và nước thải phi hành gia tàu con thoi "để uống…
- Ngay nay công nghệ RO phát triển, màng RO được sản xuất công nghiệp với mắt lưới siêu nhỏ (kích thước 0.0001 – 0.001 µm) thông lượng nước đi qua lớn, màng lọc RO được áp dụng vào dân dụng và công nghiệp rất phổ biến, từ thiết bị máy lọc nước gia đình tới hệ thống lọc nước tinh khiết công suất lớn phục vụ trong y tế và sản xuất công nghiệp..
Tóm tắt lịch sử sự phát triển màng lọc RO bản sau
Năm |
Người phát minh |
Nghiên cứu phát minh hoặc sáng chế |
1748 |
Nhà khoa học Pháp |
Phát hiện hiện tượng bàng quang lợn có thể cho rượu chảy từ nồng độ thấp sang nồng độ cao |
1861 |
Graham |
Phát hiện hiện tượng thẩm thấu và bắt đầu phát triển |
1903 |
Morse & Pierce |
Giới thiệu các điện cực trong lọc máu và bắt đầu nghiên cứu lọc máu |
1906 |
Bechhold |
Sản xuất màng siêu lọc với 0,01 £ đường kính gm |
1913 |
Abel |
Đề xuất khái niệm sử dụng Dialyzer màng bán thẩm lọc thận nhân tạo |
1943 |
Kolff |
Hoàn thành các khái niệm về thận nhân tạo, và được gọi là cha đẻ của thận nhân tạo. |
1950 |
Dr. S Sourirajan |
Phát minh các "nhân tạo mô phỏng sinh học lựa chọn màng thẩm thấu", nguyên lý thẩm thấu ngược (UCLA) |
1953 |
Reid |
Bắt đầu nghiên cứu trong quá trình thẩm thấu ngược |
1960 |
Loeb & Souriraja |
Đầu tiên để sản xuất màng RO sợi acid acetic có thông lượng cao nước (WF) và từ chối muối cao (SR). Đây là nền tảng của công nghệ RO. |
- Cấu tạo và chức năng màng lọc nước RO
Màng lọc thẩm thấu ngược (Reverse osmosis – RO) hà còn gọi là Màng lọc RO có kích thước lỗ rỗng nhỏ 0.0001 – 0.001 µm, chúng được hoạt động dưới áp suất cao, thông thường từ 100 – 1000 psi, cho phép loại bỏ hầu hết các thành phần có trong nước như: cacbuahydrat, phân tử chất, cặn lơ lửng, các chất khoáng, các ion, amino, acid…, .Cơ chế hoạt động của lọc RO sử dụng tính chất của màng bán thấm, tất cả các chất hoà tan bị giữ lại, trừ một vài phần tử hữu cơ rất gần với nước có khối lượng mol phân từ cực nhỏ, phân cực mạnh mới có thể đi qua. Dươi đây là cấu tạo màng
Các loại màng RO phổ biến cùng thông số kỹ thuật
ODEL |
BW30-4040 |
LE-4040 |
BW30 400i(8040) |
BW30-365(8040) |
Công suất màng (GPD) |
2200 |
2500 |
7600 |
7600 |
Loại màng RO |
4.0 x 40 TFC |
4.0 x 40 TFC |
8.0 x 40 TFC |
8.0 x 40 TFC |
Áp suất làm việc (PSI) |
Max. 250 |
Max. 150 |
Max. 250 |
Max. 250 |
Vỏ bảo vệ |
Sợi thuỷ tinh |
Sợi thuỷ tinh |
Sợi thuỷ tinh |
Sợi thuỷ tinh |
Khả năng khử khoáng (%) |
99.5% |
99.0% |
99.5% |
99.5% |
Diện tích tác dụng (m2) |
7.6 |
7.6 |
37 |
34 |
Khoảng pH cho phép |
2.0 – 11.0 |
2.0 – 11.0 |
2.0 – 11.0 |
2.0 – 11.0 |
Độ đục cho phép tối đa (NTU |
1.0 |
1.0 |
1.0 |
1.0 |
Chlorine tối đa (mg/l) |
0.1 |
0.1 |
0.1 |
0.1 |
Chiều dài |
40 (1016) |
40 (1016) |
40 (1016) |
40 (1016) |
Chiều rộng |
3.9 (99) |
3.9 (99) |
8.0 (203) |
8.0 (203) |
Màng lọc nước RO là là thiết bị thực hiện chức năng chính của máy lọc nước RO với các nhiệm vụ như sau:
- Loại bỏ các hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp… thường có kích thước phân tử lớn nên không thể đi qua màng lọc nước RO được.
- Các ion kim loại tuy nhỏ nhưng lại bị Hydrat hóa( bị các phân tử nước bao quanh) nên cũng trở nên cồng kềnh hơn và không hể chui lọt được qua các khe hở có trên lỗ lọc của màng RO
- Các vi khuẩn( kích thước vào micromet) hay các loại virus nhỏ hơn kích thước cũng vài chục nanomet đều to gấp hàng chục lần kích thước của lỗ trên màng nên đều bị chặn lại
- Loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hòa tan trong nước
- Do đó kết quả sau khi đi qua màng RO chỉ còn lại nước tinh khiết
- Ứng dụng công nghệ lọc nước RO
Với khả năng lọc vật thể kích thước siêu nhỏ, các nguồn nước được sử lý sau khi qua màng lọc là nước có độ tinh khiết cao, chúng thường được dụng trong các lĩnh vực sau
- Thứ nhất: sử dụng trong dây chuyền sản xuất tinh khiết đóng bình, đóng chai
- Thứ hai, Công nghệ RO ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, sản xuất dược phẩm
- Thứ ba, Công nghệ RO ứng dụng trong rửa xe
- Thứ tư, Dùng trong xử lý nước biểt
- Thứ năm, Công nghệ RO để khử trùng
Máy nước nước RO công nghiệp
Để có sản phẩm máy lọc nước RO công nghiệp.
Quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 0971104620
Website: vnjvietnam.com
Đánh giá bài viết
Tin liên quan
- Sử dụng đèn cực tím điệt khuẩn (Đèn UV) (25/10/2019)
- Xử dụng than hoạt tính trong công nghệ lọc nước (24/10/2019)
- Tổng quan về công nghệ lọc sử dụng hệ thống thẩm thấu ngược RO (23/10/2019)
- Hạt trao đổi ion là gì? (10/10/2019)
- Làm mềm nước cứng (08/10/2019)
- Uống nước mỗi ngày bao nhiêu là đủ (14/08/2019)